MỚI CẬP NHẬT
XEM NHIỀU

Lỗi chạm tay trong bóng đá - Những quy định mới nhất từ FIFA

Đối với những ai đam mê bóng đá, chắc hẳn bạn đã nhiều lần thấy trọng tài xử phạt với những lỗi chạm tay trong bóng đá. Các cầu thủ không ít lần tỏ ra bất ngờ khi gặp phải tình huống đó. Vậy nó được quy định cụ thể như thế nào? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tổng quan về lỗi chạm tay trong bóng đá

Tình huống lỗi chạm tay trong bóng đá thường diễn ra rất nhiều

Bóng đá là một môn thể thao được đông đảo mọi người trên toàn thế giới theo dõi. Bạn có thể sử dụng những bộ phận khác nhau của cơ thể để chơi bóng. Tuy nhiên, người thi đấu nên chú ý tới việc không được dùng tay để chơi bóng. Trường hợp, bóng chạm tay bị coi là phạm lỗi.

Nếu như một cầu thủ nào đó cố ý dùng tay chơi bóng hoặc ngăn cản hướng đi của trái bóng sẽ bị vị vua áo đen thổi phạt. Vị trí đá phạt sẽ được thực hiện tại nơi phạm lỗi.

Trường hợp mà cầu thủ để bóng chạm tay trong vòng cấm, đối phương sẽ được hưởng quả phạt 11m. Chính vì vậy, các cầu thủ luôn chú ý hạn chế mắc lỗi trong khu vực 16m50. Chắc chắn không có nhiều người biết rõ về lỗi chạm tay trong bóng đá như thế nào.

Lỗi cố ý và vô tinh khi để tay chạm bóng

Cầu thủ có thể cố ý hay vô tình để bóng chạm tay

Trường hợp lỗi chạm tay trong bóng đá sẽ được tính từ vị trí bàn tay cho đến dưới vai. Cầu thủ có thể gặp phải trường hợp vô tình hay cố tình khi để bóng chạm tay trong quá trình tranh chấp bóng hoặc nhận đường chuyền từ đồng đội.

Trong tư thế cầu thủ bị té ngã, bóng bật chạm trực tiếp từ đầu hay đối phương gần đó vào tay của mình thì không coi là phạm lỗi. Tuy nhiên, người thi đấu vô ý chạm bóng nếu trực tiếp ngăn cản bàn thắng hoặc cơ hội ghi bàn rõ ràng sẽ bị coi là phạm lỗi.

Tình huống cố ý dùng tay chơi bóng được xác định khi cầu thủ cố tình sử dụng bàn tay để tác động tới trái bóng. Khi đó, trọng tài sẽ xác định mức độ để đưa ra quyết định cuối cùng.

Do tốc độ di chuyển của bóng diễn ra rất nhanh nên việc xác định cầu thủ vô tình hay cố ý gây ra rất nhiều khó khăn đối với trọng tài. Để xem những pha dùng tay chơi bóng điên rồ trong bóng đá, mọi người hãy truy cập vào để xem nhé!

Mức phạt đối với lỗi chạm tay trong bóng đá

Tùy theo tình huống diễn ra mà trọng tài sẽ đưa ra quyết định

Theo quy định của FIFA đưa ra, bất cứ cầu thủ nào thi đấu trên sân (trừ 2 thủ môn) không được dùng tay chơi bóng. Trường hợp người thi đấu mắc phải lỗi chạm tay trong bóng đá vô tình hay cố ý đều có thể bị thổi phạt. Khi đó, trọng tài sẽ tham khảo ý kiến của trợ lý và công nghệ để đưa ra mức phạt cuối cùng.

Nếu cầu thủ vô tình để bóng chạm vào tay thì không bị lĩnh thẻ phạt. Đối với người thi đấu cố ý dùng tay ngăn chặn pha bóng tấn công nguy hiểm ngay bàn thắng thì mức phạt phải nhận càng nặng.

Theo Hiệp hội bóng đá Anh, tình huống bị xem là dùng tay chơi bóng nếu như cầu thủ cố tình để bộ phận đó chạm về phía trái bóng. Trọng tài sẽ xác định tùy theo khoảng cách giữa cầu thủ và trái bóng để đưa ra mức phạt chính xác nhất.

Theo quy định của LĐBĐ thế giới đưa ra, những pha bóng chạm tay có chủ đích thì vị vua áo đen sẽ trực tiếp thổi phạt. Tuy nhiên, Hội đồng Liên đoàn bóng đá quốc tế sẽ có những thay đổi quan trọng ở cuộc họp sắp tới tại Scotland. Khi đó, những quy định về lỗi chạm tay trong bóng đá sẽ được phổ biến cụ thể giúp đỡ người cầm còi trong việc đưa ra quyết định dễ dàng hơn.

Những thay đổi của FIFA về lỗi chạm tay vào bóng

FIFA có những điều chỉnh mới về lỗi chạm tay trong bóng đá

Hiện nay, theo như tìm hiểu thì FIFA đã đưa ra những quy định về cầu thủ cố ý hay cố tình để bóng chạm tay trong quá trình thi đấu. Tình huống đó sẽ được xác định dựa trên khoảng cách giữa cầu thủ và trái bóng.

IFAB đã không ngừng nghiên cứu và đổi mới các điều luật trong bóng đá. Đặc biệt, luật về lỗi chạm tay trong bóng đá đã có những thay đổi cụ thể:

  • Hướng dịch chuyển tay của cầu thủ đến với trái bóng.

  • Khoảng cách giữa tay người thi đấu và bóng

  • Xác định vị trí cánh tay của cầu thủ trong quá trình tranh chấp hay nhận bóng.

  • Trường hợp tay để ở các vị trí khác trên cơ thể mà để bóng chạm vào vẫn bị tính là phạm lỗi.

  • Người gác đền không được phép dùng tay bắt hay cản phá bóng ngoài vòng cấm. Nếu thủ môn trực tiếp cầm bóng lên tay từ đường truyền về của đồng đội sẽ bị thổi phạt gián tiếp.

  • Cầu thủ không được phép sử dụng tay để ghi bàn.

  • Trong vòng cấm, nếu người thi đấu để bóng chạm tay dù là vô tình hay cố ý sẽ bị ăn thẻ phạt và thổi phạt penalty. Cầu thủ vô tình để tay chạm vào bóng sẽ bị phạt thẻ vàng còn với lỗi cố ý sẽ bị phạt thẻ đỏ trực tiếp.

Đó là toàn bộ quy định của luật về lỗi chạm tay trong bóng đá mà FIFA mới bổ sung mà mọi người cần nắm rõ. Đặc biệt ở trong khu vực gần khung thành là nơi rất nhạy cảm, các cầu thủ cần tránh mắc lỗi để không bị thổi phạt. Để theo dõi các trận cầu hấp dẫn có khả năng xuất hiện các tình huống này, người hâm mộ hãy nhanh tay truy cập .

Cách hạn chế mắc lỗi chạm tay vào bóng

Như vậy, luật mà FIFA đưa ra quy định về lỗi chạm tay trong bóng đá rất chặt chẽ để đảm bảo tính công bằng cho các đội bóng tham gia. Do đó, các cầu thủ cần phải tôn trọng những quyết định này của LĐBĐ thế giới. Có rất nhiều cách sẽ giúp cầu thủ hạn chế việc để bóng chạm tay trong quá trình thi đấu.

Để tay sát vào cơ thể khi tranh chấp bóng

Nên để tay sát vào cơ thể khi phòng ngự

Trọng tài không thể thổi phạt nếu như cánh tay của cầu thủ không dang rộng ra làm cho cơ thể thay đổi bất thường Khi đó, người thi đấu hoàn toàn tránh được việc mắc lỗi chạm tay trong bóng đá. Thông thường, các hậu vệ chuyên nghiệp thường để ép sát cánh tay của mình vào cơ thể hoặc để sau lưng khi tham gia phòng ngự.

Điều này giúp hạn chế bóng vô tình chạm vào tay của cầu thủ. Nhiều trường hợp, hậu vệ không khép tay khiến cho bóng chạm vào khi đối thủ sút bóng hay đồng đội chuyền về. Khi đó, cầu thủ chắc chắn sẽ bị thổi phạt và lĩnh thẻ từ vị vua áo đen. Trường hợp cầu thủ tranh cãi và phản đối quyết định của trọng tài còn có thể dẫn đến ăn thẻ vàng hay thẻ đỏ.

Để phòng ngự với hai tay để sát người rất khó đối với cầu thủ chưa có nhiều kinh nghiệm thi đấu. Hầu hết, người mới thi đấu thường dang 2 tay ra để giữ thăng bằng cho cơ thể khi khống chế bóng hay tranh chấp. Chính điều này khiến cho người thi đấu sẽ mắc lỗi chạm tay trong bóng đá.

Không cố ý sử dụng tay chơi bóng

Không cố tình dùng tay chơi bóng

Cầu thủ có thể sẽ không bị thổi phạt trong trường hợp bóng vô ý chạm vào tay. Do đó, người thi đấu đừng cố ý dùng tay cản trở đường chuyền hay cú sút của đối thủ trong tình huống phản công. Khi thực hiện hành động đó, cầu thủ sẽ phải nhận thẻ đỏ mà còn có thể bị thổi phạt 11m.

Trường hợp bóng chạm bộ phận khác rồi mới chạm tay thì cầu thủ cũng không bị thổi phạt. Trong tình huống này, mọi thứ đều diễn ra ở trạng thái bị động nên vị vua áo đen sẽ bỏ qua và không thổi phạt.

Người thi đấu nên lấy tay để che chắn những vị trí nguy hiểm của cơ thể để tránh bị chấn thương. Hành động đó không bị xem là phạm luật trong quá trình thi đấu. Do đó, những quy định mới FIFA đưa ra để hạn chế những tranh cãi giữa cầu thủ và trọng tài.

Trên đây là toàn bộ những thay đổi về luật FIFA đối với lỗi chạm tay trong bóng đá mới nhất. Ngoài ra, nội dung của bài viết còn cung cấp cho mọi người một số lưu ý để không phạm luật khi tham gia thi đấu. Những thông tin này sẽ rất hữu ích cho NHM trong các trận đấu bóng đá. Nếu thấy bài viết trên ý nghĩa, mọi người đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về bóng đá nhé!

Cùng chuyên mục:

Aston Villa - Những thách thức và thành công trong 150 năm

Aston Villa - Những thách thức và thành công trong 150 năm

Aston Villa thương hiệu gắn liền với nhiều giải vô địch Ngoại hạng Anh, họ…

Những loại cỏ sân bóng đá nhân tạo tốt nhất hiện nay

Những loại cỏ sân bóng đá nhân tạo tốt nhất hiện nay

Thông thường, cỏ nhân tạo thường được làm từ sợi tổng hợp PP hay PE.…

Cap đăng story thả thính trên mạng xã hội cực CHẤT cho anh em

Cap đăng story thả thính trên mạng xã hội cực CHẤT cho anh em

Top cap đăng story cực hay về tình yêu và cuộc sống. Caption đăng story…

Công nghệ bắt việt vị bán tự động là gì? Sự kỳ diệu và bước tiến mới cho bóng đá

Công nghệ bắt việt vị bán tự động là gì? Sự kỳ diệu và bước tiến mới cho bóng đá

Công nghệ bắt việt vị bán tự động (SAOT) là một công nghệ mới được…

Cap tiểu sử facebook hay, caption tiểu sử FB độc đáo chất nhất

Cap tiểu sử facebook hay, caption tiểu sử FB độc đáo chất nhất

Khái niệm cap tiểu sử facebook là gì? Loạt cap tiểu sử facebook hay về…

Top 10 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong các trận El Clasico ở thế kỷ 21

Top 10 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong các trận El Clasico ở thế kỷ 21

Những cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong các trận El Clasico ở thế kỷ…

Harry Maguire và hành trình trên con đường bóng đá chuyên nghiệp

Harry Maguire và hành trình trên con đường bóng đá chuyên nghiệp

Nhiều khán giả nước ta chỉ biết đến Harry Maguire với vai trò là hậu…

Sân Emirates: “Điểm tựa” của những khẩu thần công Arsenal

Sân Emirates: “Điểm tựa” của những khẩu thần công Arsenal

Sân Emirates còn được biết tới với cái tên Ashburton Grove xây dựng và hoàn…

Top