MỚI CẬP NHẬT
XEM NHIỀU

Cách kiểm tra & nâng cấp phiên bản NET Framework trên Win 10

Trong bài viết này mình xin chia sẻ cách kiểm tra và nâng cấp phiên bản NET Framework trên máy tính Win 10 chi tiết cập nhật 2024.

Hiện nay, việc kiểm tra và nâng cấp phiên bản NET Framework là vấn đề mà nhiều người dùng máy tính, laptop quan tâm. Trong một số trường hợp sẽ yêu cầu phải có phiên bản NET Framework tương thích thì mới cài đặt được phần mềm chuyên dụng, hay cài một bộ game nào đó. Vì vậy, bạn cần kiểm tra xem NET Framework trên máy tính của mình đang sử dụng phiên bản nào để có thể nâng cấp lên cho phù hợp.

Nếu ban nào chưa biết cách thực hiện thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của techtuts nhé, bài viết sẽ tổng hợp rất nhiều cách kiểm tra và nâng cấp NET Framework trên máy tính Win 10 cập nhật 2024. Ngoài ra, còn chia sẻ thêm cách khắc phục khi bạn cài đặt NET Framework mà gặp lỗi.

Trước khi bắt đầu, bạn hãy điểm qua đôi chút thông tin về chương trình NET Framework đã nhé.

I. NET Framework là gì?

NET Framework là một chương trình được lập trình sẵn để thực thi ứng dụng chạy trên nền web và hệ điều hành Windows. Nó bao gồm các thư viện lập trình như lập trình giao diện; truy cập, kết nối cơ sở dữ liệu; ứng dụng web; các giải thuật, cấu trúc dữ liệu; giao tiếp mạng;…Cho nên nó rất là thành phần quan trọng không thể thiếu trên máy tính, laptop của các bạn.

II. Cách nhận biết máy tính đã cài NET Framework hay chưa?

Trước khi đi vào kiểm tra phiên bản NET Framework, thì các bạn hãy tiến hành kiểm tra xem máy tính của mình đã có cài đặt chương NET Framework chưa đã nhé.

Cách 1: Nhận biết NET Framework trong Internet Options

Bước 1: Nhấn vào nút Start trên màn hình chính của máy tính, sau đó nhập Internet Options vào hộp tìm kiếm => nhấn Enter.

Internet Options

Bước 2: Một hộp thoại hiện lên, bạn chuyển quá tab Security, sau đó click vào Custom level...

Lúc này, bạn hãy xem có mục nào là .NET Framework hay không? Nếu có thì nó đã được cài đặt trên máy tính.

Cách 2: Xem NET Framework trong ổ đĩa hệ thống

Ngoài cách trên thì bạn có thể xem NET Framework đã được cài đặt trên máy tính của minh hay chưa, thì có thể truy cập theo đường dẫn sau: C: / Windows / Microsoft.NET. Nếu thấy xuất hiện folder Framework như hình bên bên dưới là máy tính bạn đã được cài đặt chương trình .NET Framework.

Sau khi bạn đã xác định được máy tính của mình đã được cài NET Frameword, tiếp theo bạn tham khảo phần bên dưới để biết cách kiểm tra phiên bản của nó là mới hay cũ. Nếu đã quá cũ thì bạn nên tiến hành nâng cấp.

III. Cách kiểm tra NET Framework trên máy tính Win 10

Dưới đây là 4 cách kiểm tra máy tính Win 10 đang sử dụng phiên bản NET Framework mới hay cũ.

Cách 1: Kiểm tra phiên bản NET Framework bằng CMD

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + S => Nhấn chuột phải tại Command Prompt => Chọn Run as administrator (chạy dưới quyền quản trị viên).

Dùng Command Prompt

Bước 2: Sau khi hộp thoại Command Prompt hiện lên, các bạn nhập dòng lệnh bên dưới vào và nhấn Enter để kiểm tra phiên bản NET Framework. Sau đó bạn để ý hai dòng mà mình đóng khung đỏ bên dưới. Tại mục Version sẽ hiển thị phiên bản NET Framework.

reg query “HKLM\SOFTWARE\Microsoft\Net Framework Setup\NDP” /s

Dùng Command Prompt

Đây là cách tương đối đơn giản, các bạn bình thường cũng có thể thực hiện theo được, nếu bạn nào không thích thì có thể tham khảo cách tiếp theo bên dưới nhé.

Cách 2: Kiểm tra phiên bản NET Framework bằng Registry

Các bước thực hiện như sau.

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + S => Nhập "regedit" => Open.

Bước 2: Sau khi hộp thoại Registry Editor xuất hiện, bạn hãy dán đường dẫn bên dưới vào thanh địa chỉ và nhấn Enter.

HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\NET Framework Setup\NDP

Dùng Registry

Bước 3: Tiếp theo, các bạn hãy chọn mục phiên bản chính (ở ví dụ này phiên bản chính là v4) => Client, lúc này phiên bản NET Framework sẽ hiện lên. Xem hình bên dưới!

Dùng Registry

Với cách trên thì chắc chắn bạn sẽ kiểm tra được phiên bản NET Framework trên máy tính Win 10, những cách thực hiện hơi phức tạp một chút. Nếu muốn dễ hơn thì hãy tham khảo tiếp cách bên dưới.

Cách 3: Kiểm tra bằng PowerShell

PowerShel là một tiện ích dòng lệnh và ngôn ngữ lập trình, là công cụ mạnh mẽ dành cho các quản trị viên, giúp bạn có thể tự động chạy các chương trình của hê thống. Và để kiểm tra phiên bản NET Framework trên win 10 thì các bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + S => Nhập key "powershell" => Run as Administrator.

Bước 2: Một cửa sổ PowerShell hiện lên, các bạn tiến hành nhập lệnh bên dưới vào và nhấn Enter. Lúc này màn hình sẽ hiển thị các phiên bản Microsoft NET Framework được cập nhật trên máy tính của bạn.

Get-ChildItem ‘HKLM:\SOFTWARE\Microsoft\NET Framework Setup\NDP’ -Recurse | Get-ItemProperty -Name version -EA 0 | Where { $_.PSChildName -Match ‘^(?!S)\p{L}’} | Select PSChildName, version

Với cách này thì các bạn có thể kiểm tra được các phiên bản Net Frameword đã nâng cấp trước đó trên máy tính. Tiếp theo, bên dưới vẫn còn một giải pháp nữa mình muốn giới thiệu, các bạn hãy lướt xuống để tham khảo nhé.

Cách 4: Kiểm tra phiên bản NET Framework trong Programs and Features

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Trên màn hinh desktop, các bạn hay vào nút Start rồi nhập từ khóa "control Panel" sau đó Enter.

Bước 2: Có một hộp thoại hiện lên, bạn hãy tìm và chọn Uninstall a Program.

Bước 3: Nếu trên màn hình không hiển thị phiên bản NET Frameword thì các bạn hãy nhấn tiếp vào Turn Windows feartures on or of.

Bước 4: Lúc này, NET Framework phiên bản mới nhất sẽ hiện lên. Nếu vẫn không tìm thấy, tức là máy tính của bạn chưa cài đặt .NETFramework.

Trên là 4 giải pháp hữu ích nhất giúp bạn kiểm tra phiên bản NET Frameword trên máy tính Windows 10, với Cách 1, 2, 3 thì các bạn vẫn có thể áp dụng được cho cả Windows 11 và Win 7.

Sau khi kiểm tra phiên bản NET Framework xong, nếu bàn nào muốn nâng cấp NET Frameword lên phiên bản mới nhất thì hãy lướt xuống bên dưới để tham khảo phần tiếp theo nhé.

IV. Cách cập nhật NET Framework cho Win 10

Dưới đây mình sẽ hướng dẫn bạn vào trang chủ [Microsoft] để tải phiên bản [NET Framework] mới nhất, sau đó tiến hành cài đặt vào máy tính. Với cách này bạn có thể áp dụng cài NET Framework cho cả Win 11 và Win 7. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên mình chỉ hướng dẫn trên Windows 10, còn lại bạn có thể thực hiện tương tự nhé.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Đầu tiên các bạn hãy truy cập tại đây => sau đó tìm và chọn phiên bản NET Framework mới nhất trong danh sách hiện ra.

Truy cập vào trang web để tải .NET Framework

Bước 2: Tại mục Runtime, bấm Download NET Framework 4.8.

Tiến hành tải .NET Framework về máy tính của bạn

Bước 3: Sau khi tải về thì bạn hãy chạy file .exe để cập nhật phiên bản NET Framework cho máy tính của mình. Các bước cài đặt tương đối đơn giản, bạn có thể làm theo hướng dẫn.

Tiếp theo, nếu bạn nào không thích cách thực hiện thủ công này, thì có thể sử dụng tính năng Windows Update để cập nhật nâng cấp phiên bản NET Framework.

Tham khảo thêm:

Cách cài đặt NET Framework phiên bản mới cho Windows.

V. Một số lỗi thường gặp khi cài NET Framework trên máy tính

Dưới đây là một số lỗi có thể xảy ra khi bạn tiến hành nâng cấp hoặc cài đặt NET Framework trên Windows 10.

  • Hiển thị thông báo lỗi HRESULT: 0xc8000222, khiến quá trình cài đặt bị gián đoạn và không thể tiếp tục.
  • Lỗi "Enough disk space must be available" khi cài NET Framework.

Tất cả những lồi này đã được mình tóm gọn trong bài viết Fix lỗi không cài được NET Framework trên máy tính Win 10

VI. Tại sao máy tính cần phải có NET Framework?

Khi tiến hành cài đặt phần mềm hay sử dụng ngôn ngữ lập trình thì bạn cần phải kiểm tra xem máy tính Win 10 /7/11 có đang sử dụng phiên bản NET Framework phù hợp hay không. Nếu không phù hợp thì cần phải nâng cấp hoặc gỡ ra và cài mới lại. Nếu bạn nào chưa biết cách gỡ NET Framework thì hãy tham khảo bài viết cách gỡ Net Framework trên máy tính.

Lời kết: Vậy là bài viết này mình đã chia sẻ 4 cách kiểm tra và nâng cấp phiên bản NET Framework trên máy tính Win 10, với những cách này các bạn có thể áp dụng được cả cả hệ điều hành Windows 11 và Windows 7. Chúc các bạn thành công!

Cùng chuyên mục:

Cách tắt tự động Update Windows 10 không cần phần mềm

Cách tắt tự động Update Windows 10 không cần phần mềm

Windows 10 đã tích hợp chức năng tự động cập nhập hệ thống, và nhiều…

Cách sửa lỗi 0x800705b4 trên Windows 10

Cách sửa lỗi 0x800705b4 trên Windows 10

Microsoft đặc biệt khuyến khích người dùng thường xuyên cài đặt các bản cập nhật…

Cách sửa lỗi 0X80070005 trên Windows 10

Cách sửa lỗi 0X80070005 trên Windows 10

Có thể nói đây là lỗi mà người dùng máy tính thường xuyên gặp phải…

Hơn 7+ cách sửa lỗi Automatic Repair trên Windows 10

Hơn 7+ cách sửa lỗi Automatic Repair trên Windows 10

Trong bài viết này mình xin hướng dẫn các bạn cách sửa lỗi Automatic Repair…

Cách sửa lỗi 0x80070035 trong mạng LAN hiệu quả

Cách sửa lỗi 0x80070035 trong mạng LAN hiệu quả

Hiện nay, việc kết nối mạng LAN trên hệ điều hành Windows...

Tải bộ theme Windows 10 đẹp nhất cho máy tính, laptop 2024

Tải bộ theme Windows 10 đẹp nhất cho máy tính, laptop 2024

Tại sao phải thay đổi theme win 10? Có những bộ theme đẹp nào cho…

Fix lỗi không cài được NET Framework trên máy tính win 10

Fix lỗi không cài được NET Framework trên máy tính win 10

Được biết NET Framework của Microsoft là một chương trình khá quan...

Phiên bản Windows 10 21H2 và 21H1 hiện đang có sẵn

Phiên bản Windows 10 21H2 và 21H1 hiện đang có sẵn

Hiện tại, Microsoft đã giới thiệu các bản dựng Windows 10...

Top