MỚI CẬP NHẬT
XEM NHIỀU

Chia sẻ 4 cách kiểm tra ổ cứng máy tính thuộc chuẩn MBR hay GPT

Cách kiểm tra ổ cứng máy tính thuộc chuẩn MBR hay GPT đơn giản - hiệu quả, từ sự việc phiên bản Windows 11 đã bị rò rỉ và có rất nhiều bạn muốn cài đặt.

Từ sự việc phiên bản Windows 11 đã bị rò rỉ và hiện tại đang có rất nhiều bạn muốn cài đặt Windows 11 để trải nghiệm nhưng lại không biết kiểm tra ổ cứng máy tính của mình thuộc chuẩn GPT hay MBR để tiến hành cài đặt. Nếu muốn biết câu trả lời thì các bạn hãy tham khảo các cách kiểm tra chuẩn ổ cứng sẽ được giới thiệu trong bài viết bên dưới của techtuts.

Trước hết các bạn hãy tìm hiểu thêm một số thông tin cần thiết về 2 chuẩn MBR và GPT trước khi đi vào phần hướng dẫn kiểm tra chuẩn định dạng ổ cứng nhé.

I. Chuẩn MBR và GPT là gì?

MBR (viết tắt của từ Master Boot Record) là một chuẩn quản lý ổ cứng của máy tính và chứa toàn bộ thông tin về quá trình khởi động hệ thống máy tính. Mặc dù nó là một chuẩn cũ nhưng hiện nay vẫn còn rất phổ biến và được nhiều người sử dụng. Khi MBR bị hỏng, các bạn sẽ không thấy được các phân vùng đã được chia trước đó và cũng không thể chia lại.

Còn GPT (viết tắt của từ GUID Partition Table) là một chuẩn mới được phát triển và dùng cho việc phân vùng ổ cứng. Với GPT, bạn có thể tạo không giới hạng số phân vùng trên ổ cứng, mặc dù thường được giới hạn trong 128 phân vùng bởi các hệ điều hành.

Nói tóm lại MBR và GPT là 2 chuẩn định dạng ổ cứng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong tương lai với việc công nghệ ngày càng phát triển và các hệ điều hành không ngừng nâng cấp thì khả năng chuẩn GPT sẽ dần dần thay thế chuẩn MBR.

II. 4 Cách kiểm tra định dạng ổ cứng thuộc chuẩn MBR hay GPT

Trong phần này mình sẽ tổng hợp 4 cách kiểm tra định dạng ổ cứng máy tính / laptop thuộc chuẩn MBR hay là chuẩn GPT đơn giản và chi tiết nhất.

Và những cách bên dưới sẽ là máu chốt quan trọng khi thực hiện "cài đặt Win", "Ghost Win" trên máy tính. Để không mất thời gian của các bạn, ngay bây giờ các bạn hãy kéo xuống và tìm hiểu nào.

Cách 1: Kiểm tra bằng Disk Management

Đây là cách đầu tiên sử dụng Disk Management để kiểm tra ổ cứng máy tính của bạn thuộc chuẩn MBR hay là GPT, các bước tiến hành như sau.

Bước 1: Vào Start Menu, sau đó nhập Disk Management vào ô tìm kiếm và chọn Open.

Hoặc Nhấn Windows + X (chỉ hỗ trợ trên Windows 10) và chọn Disk Management, như hình bền dưới.

Hoặc mở hộp thoại Run (Win + R) sau đó nhập diskmgmt.msc và nhấn OK.

Bước 2: Cửa sổ Disk Management xuất hiện, chọn ổ đĩa bạn muốn kiểm tra sau đó click chuột phải => Properties.

Bước 3: Cửa sổ Properties xuất hiện, bạn hãy chuyển đến tab Volumes và thông tin ổ cứng của bạn sẽ được hiển thị tại đây.

Cách 2: Kiểm tra bằng Device Manager

Đây là cách thứ 2 sử dụng Device Manager để kiểm tra ổ cứng máy tính của bạn thuộc chuẩn MBR hay là GPT, các bước tiến hành như sau.

Bước 1: Vào Start Menu và nhập Device Manager (Trình quản lý thiết bị) vào ô tìm kiếm, sau đó click Open để mở chương trình lên.

Bước 2: Hộp thoại bên dưới suất hiện, nhấp vào mục Disk drives và click đôi chuột vào "...S SCSI Disk Device".

Bước 3: Chọn tab Volumes và nhấn vào nút Populate, như hình bên dưới.

Bước 4: Các thông tin của thiết bị ổ cứng sẽ được hiển thị bên dưới, và bạn chỉ cần để ý trong mục Partition style xem thuộc chuẩn MBR hay GPT. Hoàn thành!.

Cách 3: Kiểm tra bằng Command Prompt

Đây là cách thứ 3 sử dụng Command Prompt để kiểm tra ổ cứng máy tính của bạn thuộc chuẩn MBR hay là GPT, các bước tiến hành như sau.

Bước 1: Mở hộp thoại Run lên sau đó nhạp Cmd và nhấn OK.

Bước 2: Hộp thoại Command Prompt hiện lên, các bạn nhập lệnh diskpart và nhấn Enter.

Bước 3: Nhập tiếp lệnh list disk và nhấn Enter, sau đó thông tin ổ cứng sẽ hiện ra như hình bên dưới. Hoàn thành!

Lưu ý: Ở mục Gpt có hiện dấu (*) thì ổ cứng máy tính của bạn thuộc chuẩn GPT, còn không hiện dấu (*) thì thuộc chuẩn MBR nhé.

Cách 4: Kiểm tra băng Windows PowerShell

Đây là cách thứ 4 sử dụng Windows PowerShell để kiểm tra ổ cứng máy tính của bạn thuộc chuẩn MBR hay GPT, các bước tiến hành như sau.

Bước 1: Mở Start Menu => Nhập PowerShell => Enter.

Bước 2: Hộp thoại PowerShell xuất hiện, các bạn hãy nhập Get-Disk và nhấn Enter.

Bước 3: Các thông tin về ổ cứng sẽ được hiển thị trong hình bên dưới, lúc đó bạn sẽ biết được ổ cứng mình thuộc chuẩn MBR hay GPT.

Vậy là trên đây techtuts đã chia sẻ 4 cách để có thể kiểm tra máy tính thuộc chuẩn gì để nâng cấp Windows 11. Tuy nhiên trong quá trình truy cập vào các thư mục để kiểm tra mà máy tính lại bị đơ và không vào được. Lúc này hãy nghĩ ngay đến trường hợp ổ cứng của bạn đã bị phân mảnh và điều duy nhất bạn cần làm đó là tham khảo bài viết Phân mảnh ổ cứng và cách chống phân mảnh, sau đó làm theo hướng dẫn thì sẽ nhanh chóng khắc phục lỗi này.

III. Nên dùng chuẩn MBR hay GPT?

Với những ai đang có ý định cài đặt Windows 11 để trải nghiệm, mà lại đang phân vân không biết nên chọn chuẩn ổ cứng GPT hay MBR để tiến hành cài đặt. Câu trả lời chính là tùy vào hệ thống và nhu cầu của bạn, tuy nhiên bạn cần lưu ý những thông tin sau trước khi muốn lựa chọn để sử dụng.

Thứ nhất: Nếu ổ cứng máy tính lớn hơn 4 TB thì bạn nên sử dụng GPT để nhận đủ dung lượng.

Thứ hai: Ổ cứng MBR chỉ có thể có tối đa 4 phân vùng ổ cứng chính (Primary). Điều này có thể không quan trọng, bạn có thể tạo nhiều hơn các phân vùng Logical.

Thứ ba: Máy tính của bạn mà khởi động ở dạng UEFI, bạn chỉ có thể cài đặt Win trên ổ cứng chuẩn GPT. Đối với máy tính khởi động ở dạng Legacy BIOS, bạn chỉ có thể cài đặt Win trên ổ cứng chuẩn MBR.

Thứ tư: Ổ cứng GPT chỉ hỗ trợ các hệ điều hành 64-bit từ Windows 7 trở đi. MBR thì hệ điều hành Windows nào nó cũng hỗ trợ được.

Thứ năm: Bạn có thể sử dụng ổ cứng MBR để khởi động ở cả hai chuẩn UEFI và Legacy, sau đó cài đặt Windows, Linux và các hệ điều hành khác.

Thứ sáu: MBR hay GPT chẳng liên quan gì đến việc chuẩn ổ cứng máy tính của bạn là SSD hay HDD.

Lời khuyên: Bạn nên sử dụng ổ cứng ở chuẩn MBR nếu máy tính khởi động ở định dạng Legacy và sử dụng ổ cứng ở chuẩn GPT nếu máy tính khởi động ở định dạng UEFI.

Như vậy, bài viết trên mình đã chia sẻ cho các bạn 4 cách để có thể kiểm tra ổ cứng máy tính thuộc chuẩn gì (MBR hay GPT), với những cách trên bạn có thể thực hiện một cách đơn giản, kể cả những bản không rành về máy tính.

Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho các bạn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau tại chuyên mục Windows của techtuts.net, tại đây còn rất nhiều bài viết hay và hữu ích dành cho bạn.

Cùng chuyên mục:

Cách kích hoạt chip TPM trong BIOS / UEFI trên máy tính

Cách kích hoạt chip TPM trong BIOS / UEFI trên máy tính

Hướng dẫn các bạn cách kích hoạt chip TPM trong BIOS hoặc UEFI trên máy…

Windows 12 khi nào ra mắt? Nhiều tính năng nổi bật được hé lộ

Windows 12 khi nào ra mắt? Nhiều tính năng nổi bật được hé lộ

Windows 12 được hé lộ sẽ ra mắt vào cuối năm 2024 với nhiều tính…

Cách hẹn giờ tắt máy tính bằng phần mềm và không cần phần mềm

Cách hẹn giờ tắt máy tính bằng phần mềm và không cần phần mềm

Cách hẹn giờ tắt máy tính nhanh với hai cách, sử dụng phần mềm và…

Cách xóa mật khẩu máy tính Windows 10 / 8 /7 (update 2024)

Cách xóa mật khẩu máy tính Windows 10 / 8 /7 (update 2024)

Cách xóa mật khẩu máy tính Windows 10 / 7 và Windows 11 mà bất…

Cách nén và giải nén file trên máy tính bằng  Winrar và 7-Zip

Cách nén và giải nén file trên máy tính bằng Winrar và 7-Zip

Cách nén và giải nén file trên máy tính bằng phần mềm Winrar và 7-Zip,…

Cách sử dụng Device Manager khắc phục sự cố hệ thống máy tính

Cách sử dụng Device Manager khắc phục sự cố hệ thống máy tính

Cách sử dụng Device Manager khắc phục sự cố hệ thống máy tính nhanh chóng…

Cách đặt Pass cho Folder đơn giản và khó phá trên máy tính

Cách đặt Pass cho Folder đơn giản và khó phá trên máy tính

Trong bài viết này mình xin hướng dẫn những cách đặt Pass cho file /…

Cách phá pass file Rar cực kì hiệu quả trong vài bước

Cách phá pass file Rar cực kì hiệu quả trong vài bước

Hướng dẫn các bạn những cách phá pass file Rar cực kì nhanh và đơn…

Top