MỚI CẬP NHẬT
XEM NHIỀU

Cách sử dụng Device Manager khắc phục sự cố hệ thống máy tính

Trong bài viết này mình xin chia sẻ cách sử dụng Device Manager khắc phục sự cố hệ thống máy tính nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Có thể thấy Device Manager là một trong những trình quản lý thiết bị (Driver) cực kì hữu ích trên hệ thống máy tính. Nó giúp ích cho mọi người rất nhiều, từ quản lý thông tin thiết bị cho đến khắc phục sữa lỗi thiết bị. Nếu bạn nào vẫn chưa rành về công cụ này thì có thể tham khảo bài viết bên dưới. Để từ đó có thể áp dụng khắc phục những lỗi cơ bản, mà bạn gặp phải trong quá trình sử dụng máy tính.

I. Device Manager là gì?

Device Manager (trình quản lý thiết bị) là một ứng dụng quản lý và hỗ trợ khắc phục sự cố máy tính miễn phí. Được phát triển bởi Microsoft và ra mắt lần đầu trên hệ điều hành Windows 95. Ngoài việc quản lý các thiết bị phần cứng máy tính, nó còn có khả năng quản lý cả những thiết bị bên ngoài được gắn vào như: Card đồ họa, USB, ổ cứng rời, âm thanh, camera,...

Sự hữu ích mà nó mang lại là rất lớn:

  • Đầu tiên là khả năng hiển thị danh sách các thiết bị phần cứng.
  • Khả năng cập nhật trình điều khiển (driver).
  • Phát hiện các thiết bị không hoạt động và tiến hành cài đặt lại.
  • Khả năng tạm thời vô hiệu hóa trình điều khiển.
  • Quét mọi thay đổi phần cứng.
  • Xem thuộc tính trình điều khiển và hơn thế.

Nói chung Device Manager là nơi giúp bạn nhận diện toàn cảnh về tất cả phần cứng được kết nối với máy tính, và bạn có thể truy cập khi gặp sự cố phần cứng máy tính.

II. Cách mở Device Manager trên máy tính

Trong phần này mình sẽ hướng dẫn 2 cách mở Device Manager trên máy tính Windows 10, còn hệ điều hành Windows 7 các bạn thực hiện tương tự nhé.

Cách 1: Mở bằng tính năng Seach trên windows

Đây là cách nhanh nhất để mở ứng dụng Device Manager trên Win 10.

Thực hiện: Vào nút Start Menu, sau đó nhập Device Manager vào ô tìm kiếm và cuối cùng là click chuột vào kết quả hiển thị để mở ứng dụng lên.

Cách 2: Mở bằng lệnh Run

Mở hộp thoại Run (Windowns + R), sau đó nhập một trong ba lệnh sau vào mục Open: devmgmt.msc, mmc devmgmt.msc hoặc control hdwwiz.cpl.

Nhấn Enter trên bàn phím hoặc click vào OK.

Và dưới đây là giao diện của Device Manager.

3. Khởi chạy Device Manager bằng Cortana

Nếu máy tính của bạn đang bật Cortana, thì bạn có thể yêu cầu trợ lý ảo mở trình quản lý Device Manager.

Thực hiện: Nhấp vào nút công cụ trên thanh tác vụ ở góc dưới bên phải màn hình, hoặc bạn có thể nói "Hey Cortana", sau đó sử dụng giọng nói của bạn để đưa ra yêu cầu "Open Device Manager".

Ngoài 3 cách trên thì vẫn còn rất nhiều cách khác để mở trình quản lý Device Manager, các bạn tham khảo thêm nhé.

III. Sử dụng Device Manager khắc phục sự cố hệ thống máy tính

Trong phần này mình xin hướng dẫn các bạn cách sử dụng Device Manager để khắc phục sự cố hệ thống máy tính, đây là những lỗi cơ bản nhất được nó quản lý. Ví dụ như sự cố thiết bị, thiết bị bị vô hiệu hóa, thiếu tài nguyên phần cứng, lỗi Driver,..

1. Khả năng hiển thị danh sách các thiết bị phần cứng

Giao diện Device Manager hiển thị tất cả các thiết bị phần cứng và được phân loại rõ ràng theo từng chủng loại. Điều này giúp dễ dàng điều hướng đến các ứng dụng và giải quyết sự cố một cách hiệu quả.

Lưu ý: Bạn cũng có thể thay đổi cách hiển thị hoặc sắp xếp các thiết bị, bằng cách truy cập vào tab View => Lưa chọn kiểu hiển thị mà bạn muốn.

Ngoài ra, nếu có một số thiết bị bị ẩn, thì các bạn vào View > Show hidden devices.

2. Khắc phục lỗi thiết bị không hoạt động

Nếu máy tính của bạn gặp sự cố về Bluetooth hoặc âm thanh, hay bất kỳ một thiết bị nào khác trong hệ thống máy tính, thì bạn có thể nhờ cậy vào Device Manager. Cách thực hiện như sau.

Bước 1: Tất nhiên là mở Device Manager lên, sau đó kích chuột phải vào trình điều khiển bị lỗi và chọn Uninstall device.

Bước 2: Nếu có hộp thoại thông báo xuất hiện, bạn chỉ cần nhấn Uninstall để gở bỏ.

Bước 3: Qúa trình gở bỏ hoàn tất, các bạn khởi động lại máy tính. Lúc này Windows sẽ tự động phát hiện và cài đặt lại thiết bị cho máy tính (may tính phải kết nối internet).

Trường hợp máy tính không thể thực hiện cài tự động được, thì các bạn phải tiến hành cài đặt thủ công như sau.

Bước 1: Xác định thiết bị cần tải, sau đó truy cập vào trang chủ của thiết bị và tải về. Nếu file tải về là file nén, thì các bạn hãy giải nén vào thư mục.

Bước 2: Mở Device Manager lên, sau đó click chuột phải vào mục chứa thiết bị mà bạn đã gỡ bỏ ( ở đây mình mục Bluetooth nhé). sau đó chọn Update Driver

Bước 3: Hộp thoại bên dưới xuất hiện, các bạn nhấp vào Browse để mở file thiết bị mà bạn đã tải về máy tính ở"bước 1", cuối cùng nhấn Next.

Bước 4: Quá trình cài đặt xong, các bạn khởi động lại máy tính. Hoàn thành!

3. Cập nhập mới Driver thiết bị trong Device Manager

Đây là cách sử dụng Device Manager khắc phục sự cố hệ thống máy tính, bạn có thể cập nhật Driver mới trên các thiết bị.

Trước tiên hãy mở trình điều khiển lên, các bạn xem cách mở ở "phần II" nhé. Sau khi mở xong, các bạn thực hiện như sau.

Bước 1: Click chuột phải vài thiết bị bạn muốn cập nhập sau đó chọn Update driver.

Bước 2: Sau đó chọn Search automatically for drivers. Lúc này ứng dụng sẽ tìm kiếm bản cập nhập Driver mới nhất và cài đặt cho máy tính.

Trường hợp thiết bị đang sử dụng Driver phiên bản mới nhất bạn sẽ thấy thông báo như hình dưới đây.

Trường hợp không thể cập nhập tự động được bằng trình điều khiển, thì bạn có thể tìm và tải xuống trực tiếp từ trang web của nhà sản xuất và cài đặt thủ công.

Lưu ý: Nên khởi động lại máy tính khi mỗi lần thực hiện cập nhập Driver.

4. Kiểm tra lỗi phần cứng hệ thống

Bước 1: Sau khi mở Device Manager lên, các bạn điều hướng đến thiết bị muốn kiểm tra.

Bước 2: Sau đó kích chuột phải và chọn Properties.

Bước 3: Nhấp vào tab General, sau đó hãy nhìn vào thông báo dưới mục Device Status để xác nhận trạng thái của thiết bị đó.

Trường hợp 1: Nếu thông báo là "working properly" tức là thiết bị hoạt động bình thường.

Trường hợp 2: Nếu thông báo là "is not working properly" tức là thiết bị đã bị lỗi.

Nếu lỗi xảy ra liên quan đến Driver thì bạn còn có thể chuyển qua tab Driver ngay bên cạnh để khắc phục lỗi nữa đấy. Và cách khắc phục như thế nào thì bạn có thể tham khảo ở "mục 2" trong phần này.

Lời kết: Vậy là bài viết này mình đã chia sẻ cho các bạn cách sử dụng Device Manager khắc phục sự cố hệ thống máy tính chi tiết nhất, các bạn hãy tham khảo và thực hiện theo nhé. Chúc các bạn thành công!

Cùng chuyên mục:

Cách tải File ISO Windows 10 từ trang chủ Microsoft

Cách tải File ISO Windows 10 từ trang chủ Microsoft

Hiện nay việc cài đặt Win bằng File ISO đang là sự lựa chọn tối…

Chia sẻ link download Ghost Win 11 Pro Soft v1.0 đầy đủ 2 chuẩn Legacy và UEFI

Chia sẻ link download Ghost Win 11 Pro Soft v1.0 đầy đủ 2 chuẩn Legacy và UEFI

Cách đây mấy hôm phiên bản mới nhất của hãng Microsoft đã bị rò rỉ...

Chia sẻ 4 cách kiểm tra ổ cứng máy tính thuộc chuẩn MBR hay GPT

Chia sẻ 4 cách kiểm tra ổ cứng máy tính thuộc chuẩn MBR hay GPT

Từ sự việc phiên bản Windows 11 đã bị rò rỉ và hiện tại đang…

Cách kích hoạt chip TPM trong BIOS / UEFI trên máy tính

Cách kích hoạt chip TPM trong BIOS / UEFI trên máy tính

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách...

Windows 12 khi nào ra mắt? Nhiều tính năng nổi bật được hé lộ

Windows 12 khi nào ra mắt? Nhiều tính năng nổi bật được hé lộ

Windows 12 được hé lộ sẽ ra mắt vào cuối năm 2024 với nhiều tính…

PC Health Check - Kiểm tra tính tương thích với Windows 11

PC Health Check - Kiểm tra tính tương thích với Windows 11

Vậy là Windows 11 đã chính thức ra mắt và nhiều người...

Cách hẹn giờ tắt máy tính bằng phần mềm và không cần phần mềm

Cách hẹn giờ tắt máy tính bằng phần mềm và không cần phần mềm

Trong bài viết này mình xin hướng dẫn cách hẹn giờ tắt máy tính nhanh…

Cách xóa mật khẩu máy tính Windows 10 / 8 /7 (update 2024)

Cách xóa mật khẩu máy tính Windows 10 / 8 /7 (update 2024)

Trong bài viết này mình xin hướng dẫn ách xóa mật khẩu máy tính Windows…

Top