MỚI CẬP NHẬT
XEM NHIỀU

Cách kiểm tra phiên bản TPM Windows 11 trước khi nâng cấp

Hướng dẫn các bạn cách kiểm tra phiên bản TPM trước khi nâng cấp lên Windows 11 và yêu cầu máy tính/ laptop có cài đặt chip TPM phiên bản 2.0 trở lên.

Micosoft đã công bố chính thức phiên bản mới nhất Windows 11, những ai đang sử dụng hệ điều hành Windows 10 bản quyền thì sẽ được cập nhật lên Win 11 miễn phí. Tuy nhiên, máy tính cần cài đặt phiên bản TPM 2.0 thì mới nâng cấp hoặc cài đặt Windows 11 được.

Bên cạnh đó Microsoft cũng đã cung cấp ứng dụng PC Health Check để giúp người dùng kiểm tra máy tính có chip TPM hay không, sau đó nhiều người đã đổ xô tải ứng dụng này xuống để kiểm tra. Tuy nhiên, nhiều người đã nhận được kết quả là "This PC can’t run Windows 11". Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải cài đặt và kích hoạt TPM. Và câu hỏi đặt ra. Liệu có thể nâng cấp nó lên để cài đặt Windows 11 không? Hãy theo dõi bài viết bên dưới của techtuts để biết câu trả lời nhé.

Giới thiệu chip TPM 2.0

chip TPM 2.0

Ngay sau đây chúng tôi sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ hơn về Chip TPM 2.0 cũng như cách cấu hình cài đặt Windows 11.

Chip TPM 2.0 là gì?

TPM (viết tắt của từ Trusted Platform Module), là giải pháp bảo mật dựa trên phần cứng máy tính, hay nó còn được gọi là một con chip được gắn lên bo mạch chủ máy tính để bảo vệ hệ thống tránh khỏi các cuộc tấn công của các phần mềm độc hại. Bên cạnh đó, nó được xem là một phần không thể thiếu trong việc tích hợp các công cụ bảo mật cho hệ điều hành windows, chẳng hạng như tính năng mã hóa ổ đĩa Bitlocker.

Microsoft đã đề xuất máy tính phải có tích hợp phiên bản TPM 2.0 trở lên thì mới cài đặt được. Mặc dù chip TPM 1.2 vẫn đáp ứng được các tiêu chí tối thiểu trên hệ điều hành Win 11, nhưng vẫn không được nhà phát hành cho phép hỗ trợ. Nhiều chuyên gia đã cho rằng những yêu cầu này đã quá mức cần thiết.

Vì vậy, để có thể cài đặt hoặc nâng cấp Windows 11, thì các bạn phải tiến hành kiểm tra xem máy tính của mình có được hỗ trợ hay không.

Tham khảo cấu hình cài đặt Windows 11

  • CPU: 1Ghz trở lên trên bộ xử lý 64 bit tương thích hoặc hệ thống trên chip.
  • GPU: DirectX 12 tương thích với trình điều khiển WDDM 2.0
  • RAM: Tối thiểu 4GB.
  • Ổ cứng: Tối thiểu 64GB.
  • Phần mềm hệ thống: UEFI.
  • Chip TPM: Mô-đun nền tảng đáng tin cậy phiên bản 2.0 trở lên.
  • Màn hình: Màn hình HD 720p, lớn hơn 9 inch.
  • Cần phải kết nối Internet và tài khoản Microsoft để thiết lập thông tin cơ bản.

Cách kiểm tra phiên bản TPM Windows 11 trước khi nâng cấp

Trong phần này mình sẽ hướng dẫn các bạn 4 cách để kiểm tra chip TPM và phiên bản của nó trên máy tính, nhằm giúp bạn biết được máy tính của mình có thể cài đặt Windows 11 được hay không. Các bạn cùng tham khảo nhé.

Kiểm tra phiên bản TPM 2.0 Win 11 bằng PowerShell

Đây là cách dễ nhất để kiểm tra chip TPM trên máy tính hiệu quả nhất. Các bạn thực hiện như sau.

Bước 1: Mở Start Menu => Nhập PowerShell => Click chuột phải Windows PowerShell => Run as administrator.

Có hộp thoại thông báo xuất hiện, các bạn chọn Yes để xác nhận.

Bước 2: Hộp thoại PowerShell xuất hiện, các bạn hãy gõ lệnh get-tpm, sau đó nhấn Enter. Như hình bên dưới.

Bước 3: Có 2 trường hợp xảy ra.

Thứ nhất: Nếu TpmPresent có giá trị là False, thì Motherboard máy tính của bạn chưa có chip TPM.

Thứ hai: Nếu bạn nhận được kết quả trên dòng TpmPresent True thì máy tính của bạn có chip TPM.

Bước 4: Sau khi kiểm tra xong, các bạn truy cập vào BIOS / UEFI để kích hoạt chip TPM. Nếu chưa biết cách thì tham khảo bài viết cách kích hoạt chip TPM trong BIOS hoặc UEFI.

Kiểm tra phiên bản TPM 2.0 Win 11 bằng lệnh tpm.msc

Đây là cách sử dụng lệnh tpm.msc để kiểm tra phiên bản này trên máy tính. Các bước thực hiện như sau.

Bước 1: Vào Start Menu => Nhập tpm.msc vào ô tìm kiếm => Enter.

Hoặc mở hộp thoại Run (Ctrl + R), sau đó nhập tpm.msc vào và nhấn OK.

Bước 2: Cửa sổ quản lý TPM xuất hiện.

Trường hợp máy tính không có chip TPM sẽ xuất hiện dòng thông báo Compatible TPM cannot be found.

Hoặc nó đã bị ẩn đi, bạn có thể vào trong BIOS để bật nó lên nhé.

Trường hợp máy tính có chip TPM, thì bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy tên và phiên bản của nó trong mục Specification Version.

Check phiên bản TPM 2.0 Win 11 bằng Device Manager

Đây là cách truy cập vào trình quản lý Device Manager để kiểm tra phiên bản TPM trên máy tính. Các bước thực hiện như sau.

Bước 1: Vào Start Menu => Nhập Device Manager => Enter.

Bước 2: Cửa sổ Device Manager xuất hiện, trường hợp có chip TPM thì các bạn tích vào mục Security devices để xem phiên bản của nó, trường hợp không có Chip TPM hoặc chưa bật thì có thể vào BIOS để bật.

Kiểm tra phiên bản TPM 2.0 win 11 bằng cách sử dụng CMD

Đây là cách sử dụng tính năng CMD để kiểm tra phiên bản có tên là TPM trên máy tính. Các bước thực hiện như sau.

Bước 1: Mở CMD bằng cách nhấn (Windows + R) và nhập cmd vào ô tìm kiếm, sau đó nhấn Enter.

Bước 2: Hộp thoại CMD xuất hiện, các bạn nhập lện sau và Enter.

wmic /namespace:\oot\cimv2ecurity\microsofttpm path win32_tpm get * /format:textvaluelist.xls

Các thủ thuật liên quan đến TPM 2.0

Cách nâng cấp phiên bản TPM 1.2 lên TPM 2.0 để cài Windows 11

Trường hợp máy tính của bạn đang sử dụng Chip TPM phiên bản 1.2, nếu muốn cài đặt được Windows 11 thì cần phải thực hiện nâng cấp chip TPM lên phiên bản 2.0. Tuy nhiên, các bước thực hiện nâng cấp phụ thuộc vào phần cứng, nhà sản xuất, firmware của máy tính mà bạn đang sài. Vì vậy, bài viết không thể cung cấp chi tiết về cách nâng cấp TPM 1.2 lên TPM 2.0.

Cách bỏ qua yêu cầu TPM 2.0 khi cài Windows 11

Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách bỏ qua yêu cầu chip TPM 2.0 trên máy tính, giúp bạn có thể cài đặt và sử dụng những tính năng mới trên Windows 11 một cách dễ dàng, các bạn tham khảo nhé.

Lúc bạn thực hiện cài đặt Windows 11, nó hiện lên thông báo như hình bên dưới ( có thể hiểu là máy tính của bạn không có chip TPM 2.0).

Các bước thực hiện như sau.

Bước 1: Các bạn hãy nhấn Shift + F10 để mở cửa sổ Command Prompt và sửa đổi registry.

Bước 2: Trong cửa sổ Command Prompt, các bạn chạy lệnh regedit.exe,

Có thông báo xuất hiện thì các bạn nhấn OK để tiếp tục.

Bước 3: Sau đó tìm đến đường dẫn HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\Setup và tạo một mục mới với tên là LabConfig

Tiếp theo trong mục LabConfig các bạn tạo tiếp 2 mục mới như sau.

  • BypassTPMCheck=dword:00000001
  • BypassSecureBootCheck=dword:00000001

Cuối cùng, các bạn hãy lưu các thay đổi và lỗi thông bào ở trên cũng sẽ biến mất.

Các bật tính năng TPM từ BIOS máy tính PC /Laptop

Để bật tính năng này thì anh em cần truy cập vào BIOS máy tính, các bược thực hiện như sau:

Bước 1: Khởi động máy tính và khi nào logo máy tính của bạn hiện lên thì phải nhấn F2, F8, F10 hoặc F12 để hệ thống truy cập vào BIOS.

Việc truy cập này thì mỗi máy tính sẽ có cách nhấn khác nhau và anh em cần tham khảo danh sách bên dưới để biết được máy của bạn cần nhấn phím nào.

  • Dell: F2 hoặc F12.
  • HP: Esc hoặc F10.
  • Acer: F2 hoặc Delete.
  • ASUS: F2 hoặc Delete.
  • Lenovo: F1 hoặc F2.
  • MSI: Delete.
  • Toshiba: F2.
  • Samsung: F2.
  • Surface: Nhấn và giữ nút tăng âm lượng.

Hiểu được rồi thì chuyển qua bước tiếp theo.

Bước 2: Tại giao diện BIOS thì anh em tìm đến tab Security > cọn mục TPM Security.

Bước 3: Bật ON cho tính năng TPM.

Bước 4: Nhấn F10 để Save lai các chỉnh sửa trên,sau đó hệ thống sẽ tự thoát ra ngoài.

Bước 5: Thực hiện lại bước 1 để vào BIOS máy tính.

Bước 6: Tiếp tục vào lại tab Security -> chọn TPM Activation, sau đó chuyển trang trạng thái Activate.

Bước 7: Nhấn F10 để Save và Exit. Sau đó hệ thống thoát ra và tính năng TPM trên máy tính đã được bật.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao không tìm thấy TPM trong BIOS?

Khi anh em truy cập vào BIOS để bật tính năng TPM nhưng lại không thấy thì điều này đồng nghĩa với việc là máy tính PC /Laptop của anh em không có hỗ trợ tính năng này.

Chip TPM rời là gì?

Được nhiều từ yêu cầu cài đặt Windows 11 thì máy tính phải có hỗ trợ chip TPM 2.0, nên nhu cầu tìm kiếm chip TPM rời đang gia tăng rất cao. Anh em có thể mua về rồi gắng vào khe cắm trên bo mạch chủ của máy tính. Điều này sẽ giúp cho những máy tính không có hỗ trợ tính năng TPM 2.0 dễ dàng cài đặt Win 11.

Máy tính không có TPM thì làm sao cài Win 11?

Anh em nên đi mua Chip TPM rời sau đó gắng vào bo mạch chủ, nhưng yêu cầu là bo mạch chủ trên máy phải có hỗ trợ khe cắm. Ngoài ra, anh em có thể tạo USB boot Windows 11 để bỏ qua yêu cầu TPM và cả Secure Boot để có thể cài đặt Win11 dễ dàng.

Tại sao máy tính cần TPM khi cài Windows 11?

Đây là một trong những yêu cầu phần cứng của Microsoft đặt ra khi người dùng cài đặt Windows 11.

Lời kết: Vậy là bài viết này mình đã hướng dẫn các bạn rất nhiều cách kiểm tra phiên bản TPM trên máy tính chi tiết nhất.

Bên cạnh đó mình còn chia sẻ thêm cách bỏ qua lỗi yêu cầu TPM để cài đặt Windows 11, nhằm giúp những máy tính không có chip TPM.

Hơn nữa, các bạn hãy truy cập vào chuyên mục Windows 11 của techtuts.net thường xuyên để xem thêm các bài viết cập nhật các thủ thuật và mẹo hay trên Windows nhé!

Cùng chuyên mục:

Cách tạo USB boot Windows 11 bằng Rufus hiệu quả nhất

Cách tạo USB boot Windows 11 bằng Rufus hiệu quả nhất

Có thể thấy phần mềm Rufus khá là thông dụng và chắc cũng đã nhiều…

Hướng dẫn cài đặt Windows 11 bằng USB Boot trên máy tính, Laptop

Hướng dẫn cài đặt Windows 11 bằng USB Boot trên máy tính, Laptop

Trước thềm giờ vàng công bố chính thức thì phiên bản mới của Windows đã…

Cách khắc phục lỗi TPM 2.0 khi cài đặt Windows 11

Cách khắc phục lỗi TPM 2.0 khi cài đặt Windows 11

Hướng dẫn các bạn 3 cách khắc phục lỗi TPM 2.0 khi cài đặt Windows…

Chia sẻ link download Ghost Win 11 Pro Soft v1.0 đầy đủ 2 chuẩn Legacy và UEFI

Chia sẻ link download Ghost Win 11 Pro Soft v1.0 đầy đủ 2 chuẩn Legacy và UEFI

Cách đây mấy hôm phiên bản mới nhất của hãng Microsoft đã bị rò rỉ...

PC Health Check - Kiểm tra tính tương thích với Windows 11

PC Health Check - Kiểm tra tính tương thích với Windows 11

Vậy là Windows 11 đã chính thức ra mắt và nhiều người...

Cách tăng tốc Windows 11 giúp chạy và khởi động nhanh hơn

Cách tăng tốc Windows 11 giúp chạy và khởi động nhanh hơn

Làm thế nào để giúp cho Windows 11 chạy nhanh ...

50+ hình nền Windows 11 chất lượng 4K - Full HD

50+ hình nền Windows 11 chất lượng 4K - Full HD

Cách đây không lâu hệ điều hành Windows 11 đã chính thức ra mắt...

Cách bật/ tắt chế độ Dark Mode trên Windows 11

Cách bật/ tắt chế độ Dark Mode trên Windows 11

Hướng dẫn cách bật chế độ Dark Mode trên Windows 11, Dark Mode là chế…

Top