MỚI CẬP NHẬT
XEM NHIỀU

Tổng hợp 4 cách khắc phục lỗi cài đặt Windows 11 hiệu quả

Hôm nay techtuts xin hướng dẫn khắc phục lỗi cài đặt Windows 11 một cách hiệu quả nhất, bạn sẽ giải quyết được các vấn đề khi cài đặt win 11 trên máy tính, laptop.

Chào tất cả anh em, cuối cùng hệ điều hành mới và đáng mong chờ nhất cũng đã xuất hiện, nhưng nhiều người dùng đang gặp phải những khó khăn trong việc cài đặt Windows 11. Đa phần là các máy tính, laptop không đáp ứng được các yêu cầu về phần cứng máy tính.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều nguyên do khác mà các bạn chưa biết, có thể sẽ có một số cài đặt hệ thống Windows đã can thiệp và dẫn đến lỗi khi tiến hành cài đặt Windows 11. Nếu các bạn muốn xử lý tốt phi vụ này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đấy của techtuts nhé, bài viết sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề về lỗi cài đặt Windows 11. Nào chúng ta cùng bắt đầu nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Tạo USB boot Windows 11 bằng Rufus

I. Những yêu cầu về phần cứng khi cài đặt Windows 11

Trước tiên, bạn nên kiểm tra xem cấu hình máy tính, laptop có đáp ứng được những yêu cầu mà nhà phát triển Windows 11 đã đặt ra hay chưa. Ngay cả khi may tính của bạn có thể cài đặt tốt Windows 10, nhưng bạn vẫn gặp sự cố khi cài đặt Windows 11, bởi nó đã đi kèm rất nhiều yêu cầu cài đặt mới mà phiên bản tiền nhiệm không có.

Để đảm bảo rằng bạn không gặp phải bất kỳ sự cố nào, các bạn nên kiểm tra các yêu cầu phần cứng của Windows 11 trước khi nâng cấp. Nếu không có gì thay đổi thì sự khác biệt lớn nhất về việc yêu cầu phần cứng đó là cần có chip TPM 2.0, điều mà một số PC cũ không hề có.

Trường hợp PC của bạn đáp ứng được các yêu cầu phần cứng nhưng quá trình cài đặt vẫn hiện thông báo không thể chạy Windows 11, thì hãy lướt xuống phần tiếp theo bên dưới nhé, sẽ có giải pháp khắc phục cho các bạn tham khảo.

II. Làm cách nào để khắc phục lỗi cài đặt Windows 11?

1. Kích hoạt TPM trong BIOS

Bước 1: Truy cập BIOS / UEFI trên PC của bạn. Thông thường mỗi hãng máy tính khác nhau sẽ có phím tắt khác nhau để truy cập BIOS, cho nên bạn có thể lên Google gõ từ khóa "phím tắt vào bios hãng máy tính"

Bước 2: Chuyển đến phần Security (Bảo mật).

Bước 3: Tìm và chọn TPM sau đó nhấn Enable để kích hoạt nó.

Bước 4: Cuối cùng hãy nhấn phim F10 để lưu và thoát khỏi BIOS.

Lưu ý: BIOS là một chương trình được cài đặt trong chip ROM trên bo mạch chủ của máy. Hãy nhớ rằng các bước truy cập sẽ khác nhau đối với từng kiểu bo mạch chủ và phiên bản BIOS.

Sau khi bạn đã bật TPM 2.0 rồi thì hãy tiến hành cài đặt Windows 11 xem thử được chưa nhé. Nếu vẫn chưa được thì có tham khảo giải pháp tiếp theo bên dưới nhé.

Tham khảo thêm:

Kiểm tra phiên bản TPM trên Windows 11

Khắc phục lỗi TPM 2.0 khi cài đặt Windows 11

2. Bật tùy chọn Khởi động an toàn (Secure Boot)

Bước 1: Nhấp vào nút Start => chọn biểu tượng bánh răng cưa (Settings).

Bước 2: Chọn Update and Security.

Bước 3: Nhấp vào tùy chọn Recovery từ màn hình bên trái, sau đó nhấn nút Restart now.

Bước 4: Lúc này các tùy chọn khởi động sẽ hiện lên, bạn hãy chọn Troubleshoot để khắc phục lỗi cài đặt Windows 11.

Bước 5: Nhấp chọn Advanced options.

Bước 6: Chọn tùy chọn UEFI Firmware settings.

Bước 7: Sau khi vào được BIOS, bạn hãy nhấp vào Security , sau đó chọn tùy chọn Secure Boot .

Bước 8: Tiếp theo, kích hoạt chế độ khởi động an toàn Secure Boot bằng cách chuyển sang trạng thái Bật, sau đó nhấn OK khi có thông báo yêu cầu xác nhận thay đổi.

Bước 9: Nhấn F10 để lưu các thay đổi và thoát khỏi BIOS.

Bước 10: Lúc này PC sẽ tự khởi động lại, sau đó thử cài đặt Windows 11 xem đã được chưa nhé.

Nếu bạn sử dụng cách này nhưng vẫn gặp lỗi cài đặt Windows 11, thì đừng ngần ngại tìm hiểu cách tiếp theo bên dưới của bài viết nhé.

3. Bỏ qua TPM 2.0 và Khởi động an toàn (Secure Boot)

Với cách này thì các bạn không cần quan tâm đến TPM 2.0 và việc khởi động an toàn hệ thống. Các bạn tiến hành như sau.

Bước 1: Nhấn phím (Windows + R) để mở hộp thoại Run, sau đó gõ regedit vào hộp tìm kiếm và nhấn Enter hoặc chọn OK.

Bước 2: Điều hướng theo đường dẫn sau: HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\Setup.

Bước 3: Nhấp chuột phải vào khoảng trống bên phải, chọn New => Key , sau đó đặt tên là LabConfig .

Bước 4: Nhấp vào LabConfig mới tạo ở bước trên, sau đó click chuột phải vào khoảng trống và chọn giá trị DWORD (32-bit) rồi đặt tên là BypassTPMCheck.

Bạn hãy tiếp tục click chuột phải vào khoảng trống và chọn giá trị DWORD (32-bit) rồi đặt tên là BypassSecureBootCheck.

Bước 5: Nhấp đôi chuột vào từng mục mới, rồi Decimal và tại mục Value data bạn hãy đặt giá trị là 1 => sau đó nhấn OK.

Bước 6: Đóng cửa sổ Registry Editor, sau đó khởi động lại PC và thử cài đặt lại Windows 11 xem đã được chưa nhé.

4. Xóa trình điều khiển GPU

Bước 1: Nhấp vào nút Start, nhập từ khóa "device manager" sau đó nhấn chọn Device Manager từ kết quả.

Bước 2: Nhấn chữ V để mở rộng phần Display adapters, sau đó click chuột phải vào Driver UHD Graphics => chọn Uninstall device

Bước 3: Sau khi bạn gỡ cài đặt xong, hệ thống sẽ cài đặt một trình driver mới nhay sau đó.

Nhiều người dùng đánh giá rằng, họ đã cài đặt được Windows 11 sau khi gỡ cài đặt trình điều khiển UHD Graphics, cho nên bạn hãy thử giải pháp này nếu như những phương án trên không hiệu quả.

Lời kết: Vậy là bài viết đã chia sẻ 4 cách khắc phục lỗi cài đặt Windows 11, đây là những lỗi khá phổ biến mà người dùng gặp phải. Hi vong, bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn khắc phục được lỗi cài đặt Win 11 bằng các thủ thuật trên.

Nếu bạn nào chưa thử hệ điều hành Windows 11 thì hãy nhanh tay cài đặt nhé, nếu gặp phải bất kỳ vấn đề cài đặt nào thì hãy chia sẻ trong phần bình luận bên dưới để được giải đáp thắc mắc nhé.

Cùng chuyên mục:

Cách tạo USB boot Windows 11 bằng Rufus hiệu quả nhất

Cách tạo USB boot Windows 11 bằng Rufus hiệu quả nhất

Có thể thấy phần mềm Rufus khá là thông dụng và chắc cũng đã nhiều…

Hướng dẫn cài đặt Windows 11 bằng USB Boot trên máy tính, Laptop

Hướng dẫn cài đặt Windows 11 bằng USB Boot trên máy tính, Laptop

Trước thềm giờ vàng công bố chính thức thì phiên bản mới của Windows đã…

Cách khắc phục lỗi TPM 2.0 khi cài đặt Windows 11

Cách khắc phục lỗi TPM 2.0 khi cài đặt Windows 11

Hiện tại thì đã có rất nhiều bạn thực hiện cài đặt Windows 11...

Cách kiểm tra phiên bản TPM Windows 11 trước khi nâng cấp

Cách kiểm tra phiên bản TPM Windows 11 trước khi nâng cấp

Ngày 24 tháng 6 vừa qua Micosoft đã công bố chính thức phiên bản mới...

Cách tăng tốc Windows 11 giúp chạy và khởi động nhanh hơn

Cách tăng tốc Windows 11 giúp chạy và khởi động nhanh hơn

Làm thế nào để giúp cho Windows 11 chạy nhanh ...

50+ hình nền Windows 11 chất lượng 4K - Full HD

50+ hình nền Windows 11 chất lượng 4K - Full HD

Cách đây không lâu hệ điều hành Windows 11 đã chính thức ra mắt...

Cách bật / tắt chế độ Dark Mode trên Windows 11

Cách bật / tắt chế độ Dark Mode trên Windows 11

Trong bài viết này mình xin hướng dẫn cách bật tắt chế độ Dark Mode…

Thủ thuật tùy chỉnh Start Menu trên Windows 11 chuẩn đẹp hơn

Thủ thuật tùy chỉnh Start Menu trên Windows 11 chuẩn đẹp hơn

Trong phần này mình xin hướng dẫn cách tùy chỉnh thanh Menu Start trên Windows…

Top