Cấu hình máy tính gồm những bộ phận quan trọng nào?
Trong bài viết này mình xin chia sẻ những thông tin chi tiết về cấu hình máy tính và những bộ phận quan trọng nhất của máy tính, laptop.
Chắc hẳn các bạn thường quan tâm đến cấu hình máy tính để chọn mua một chiếc máy tính, laptop phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hoặc bạn muốn tìm hiểu các bộ phân (linh kiện) quan trọng của máy tính để tự tay lắp ráp cho bản thân một chiếc máy tính theo ý muốn. Nhưng, để làm được như vậy, thì các bạn cần phải hiểu về chức năng và thông số của từng bộ phận.
Bạn đừng lo lắng nhé, bài biết bên dưới sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về các bộ phận quan trọng của máy tính. Ngoài ra, còn chia sẻ thêm những mẫu máy tính phù hợp với từng ngành nghề khác nhau như Game đồ họa cao, thiết kế, lập trình, văn phòng.
I. Cấu hình máy tính là gì?
Cấu hình máy tính là một hệ thống thông số kỹ thuật về phần cứng và phần mềm, được sắp xếp tùy theo chức năng của nó và tất cả đều được tích hợp vào máy tính, bao gồm loại chip xử lý, thông số Card màn hình, card mạng, dung lượng RAM, loại RAM , độ phân giải màn hình, trọng lượng của máy. Các loại cổng kết nối được trang bị, dung lượng pin, kích thước ổ cứng, cổng kết nối,…
Ngoài ra, nó là một thông số quan trọng nhất để đánh giá một chiếc máy tính mạnh hay yếu cũng như giá thành. Bên cạnh đó, việc đi mua máy tính, thì người mua thường để ý đến những thông số kỹ thuật của máy. Bởi vì, những thông số này sẽ giúp họ biết được cái nào phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Ví dụ: Người dùng chuyên thiết kế sẽ cần những máy tính có dung lượng Card đồ họa cao, hoặc là người làm văn phòng sẽ cần những máy tính có cấu hình thấp hơn và cũng không cần yêu cầu quá cao về Card màn hình.
II. Những bộ phận quan trọng máy tính, laptop
1. CPU (Central Processing Unit)
CPU (viết tắt của từ Central Processing Unit, nhiều người còn gọi nó là Chip) là một bộ phận quan trọng nhất của máy tính, bởi nó là trung tâm của máy tính, đóng vai trò như bộ não của con người vậy.
Về chức năng: Nó sẽ xử lý những thông tin và dữ liệu được truyền vào, sau đó truyền đi các bộ phận khác để người dùng tiếp nhận được thông tin.
Về cấu tạo gồm 3 phần chính: khối điều khiển CU (Control Unit), khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit), Các thanh ghi (Registers).
1. Khối điều khiển CU sẽ có nhiệm vụ là thông dịch các dữ liệu được đưa vào, sau đó điều khiển xung nhịp hệ thống và tạo ra các xung nhịp tín hiệu chuẩn. Bởs )ALUi vậy người ta thường gọi là tốc đọ xung nhịp.
2. Bộ đàm tính và luận lý (ALU) có nhiệm vụ là giải trình các thuật toán sau đó xuất ra kết quả cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ.
3. Các thanh ghi (Registers) là bộ nhớ có nhiệm vụ là lưu trữ tạm thời dữ liệu, kết quả tính toán, địa chỉ,... Mặc dù, có dung lượng rất nhỏ, nhưng khả năng truy suất dữ liệu rất cao.
Về thông số kỹ thuật
1. CPU: Được tính bằng đơn vị MHz và GHz, đơn vị này càng lớn thì máy tính sẽ có tốc độ xử lý càng cao.
2. FSB: là tốc độ dữ liệu truyền tải dữ liệu
2. RAM (Random Access Memory)
Đây là linh kiện quan trọng thứ hai sau CPU, nó cho phép lưu trữ thông tin trong một thời gian ngắn, dung lượng của nó càng cao thì khả năng truy xuất dữ thông tin càng nhanh. Vì vậy, máy tính hiên nay người ta thường khuyến kích bổ sung thêm RAM.
Ram được cấu tạo từ rất nhiều linh kiện nhỏ như điện trở, tụ điện, Transistor… Đây là 3 linh kiện quan trọng giúp cho thanh RAM hoạt động ổn định.
3. Ổ cứng (Hard Disk)
Ổ cứng là thiết bị quan trọng thứ 3, nó là nởi lưu trữ toàn bộ dữ liệu của máy tính, thường thì nó có dung lượng rất lớn, nhiều máy tính, laptop có ổ cứng lên đến 1 TB.
Phân loại: Có hai loại ổ cứng HHD và SSD, ổ cứng SSD có dữ liệu không cao nhưng khả năng xử lý lý thông tin cực mạnh. Vì vậy, mà nó thường tích hợp trong các máy tính đời mới và có cấu hình mạnh. Còn ổ cứng HHD tuy có dung lượng lớn nhưng khả năng truy suất dữ liệu lại yếu hơn và hiện nay ít được ưa chuộng.
4. VGA (Card màn hình hoặc Card đồ họa)
VGA hay còn gọi là card rời, nó chuyên xử lý đồ họa như video, hình ảnh,... Thiết bị quan trọng nhất của Card đồ họa là bộ xử lý đồ họa GPU (Graphic Processing Unit), nó có chức năng là tăng tốc, xử lý đồ họa để truyền đạt cho bộ vi xử lý trung tâm CPU.
Phân loại: Có 2 loại đó là Card rời và Card Onboard.
- Card rời có hiệu năng và tốc độ xử lý rất mạnh, để nhận biết được card rời thì dựa vào các thông số trên máy tính hoặc tên card Nvidia, Intell,..
- Card onboard được tích hợp trên bo mạch chủ (gọi là con Main), thường được tích hợp trong các dòng máy tính tầm trung xử lý đồ họa nhẹ.
5. Man hình (Monitor)
Đây cũng là một linh hiện được xem là khá quan trọng, bởi nó là cầu nối giữa thiết bị và con người. Màn hình tốt sẽ cho ra hình ảnh chất lượng cao và ngược lại.
Xét về công nghệ thì có 3 loại màn hình đó là LCD, IPS, OLED/AMOLED
- Màn hình LCD: Là màn hình có chất lượng hình ảnh sống động và tiết kiệm điện năng. Có thiết kế mỏng và nhẹ và đẹp mắt, cho nên được mọi người ưa chuộng.
- Màn hình IPS: Là biến thể của LCD, được tích hợp thêm các thiết bị công nghệ cao cấp, giúp cho việc hiển thị hình ảnh tốt hơn, khả năng chống ánh sáng tán xạ rất tốt và có góc nhìn rộng 178 độ.
- Màn hình OLED: Là màn hình dùng 1 tấm phim carbon đặt bên trong panle của màn hình nên sẽ tự phát sáng nếu có dòng điện truyền qua. Có chất lượng hiện thị cao, ít tốn điện năng và tốc độ phản hồi vượt trội.
Vậy là trên đây là những bộ phận quan trọng nhất quyết định máy mạnh hay yếu, các bạn có thể dựa vào những thông số của các bộ phận này để lựa chọn cho mình một chiếc máy tính phù hợp nhất.
Ngoài ra vẫn còn một số thiết bị khác nữa để cấu thành nên chiếc máy tính, laptop như: Quạt tản nhiệt, Card mạng, PIN, Bàn phím, Touchpad,...Tuy nhiên, những thiết bị này không ảnh hưởng lớn đến giá thành, cũng như độ mạnh yếu của máy tính. Vì vậy, mình sẽ không giới thiệu trong bài viết này.
Sau khi bạn đã hiểu được các bộ phận quan trọng máy tính, laptop. Nếu muốn biết máy tính của mình mạnh hay yếu thì hãy tham khảo bài viết cách kiểm tra cấu hình máy tính
III. Chia sẻ một số cấu hình máy tính
Trong phần này mình xin chia sẻ đến các bạn những cấu hình máy tính phù hợp với mỗi ngành nghề khác nhau như văn phong, chơi game hay thiết kế. Mời các bạn tham khảo nhé.
1. Cấu hình máy tính cho dân văn phòng, học tập và giải trí
Nhưng máy tính, laptop sử dụng cho công việc văn phòng thường thì sẽ cần cấu hình thấp nhất so với những ngành nghề khác. Chỉ cần tích hợp chip Pentium cho đến Core i tầm trung là đủ để chiến Excel, Word, Pascal, lướt web, xem phim hoặc chơi game online giải trí.
Nếu bạn là dân văn phòng thì nên chọn chiếc máy tính, laptop có cấu hình như sau là ổn:
Về cấu hình: Không có điều kiện thì chọn những dòng máy Core i3, giá bán chưa đến 10 triệu, còn có điều kiện hơn thì nên chọn dòng máy Core i5 và tích hợp thêm cái card rời để xem phim và chơi game online tầm trung ít bị giật lag.
RAM: Bạn chủ yếu là làm thực hiện soạn thao văn bản và lướt Web, xem video Youtube,...thì cũng không cần đòi hỏi dung lượn Ram quá lớn. Xét về mứt độ trung bình thì tầm khoảng 4GB RAM là đủ cho bạn sài rồi đấy.
Ổ cứng: Hiện nay ổ cứng SSD đang được ưa chuộng. Tuy nhiên, bạn là dân văn phòng và cần lưu trữ dữ liệu lâu dài thì nên chọn ổ cứng HHD, bởi nó ổn định và có dung lượng lớn hơn nhiều so với ổ cứng SSD.
Màn hình: Bạn chỉ cần lựa chọn màn hình vừa đủ, không cần quá to, chỉ cần hiển thị HD và Full HD là đủ.
2. Cấu hình máy tính laptop dành cho chơi game và thiết kế
Nếu bạn muốn lựa chọn một chiếc máy tính, laptop có yêu cầu về đồ họa để phục vụ cho mục đích chơi game hoặc làm thiết kế, thì phải cần chú ý đến những thông số sau.
CPU: Nên lựa chọn những dòng máy Core i5 hoặc i7 (nếu có điều kiện). Ngoài ra, bạn cần chú ý đến số nhân và luồng của CPU. Yêu cầu tối thiểu phải 4 nhân trở lên, thì mới xử lý được hình ảnh chất lượng cao và chơi game đồ họa khủng.
RAM: Đây được xem là bộ phận quan trọng nhất dành cho những người làm thiết kế và chơi game đồ họa cao. Vì vậy, bạn nên chọn dòng máy có lượng RAM phải 4GB trở lên, ưu tiên 8GB RAM. Tiếp đến là bạn chú ý đến số BUS của nó nữa.
Ổ cứng: Bạn nên chọn dòng máy tich hợp ổ cứng SSD, mặc dù có dung lượng thấp, nhưng khả năng truy suất dữ liệu cao hơn ổ cứng HHD. Nếu bạn chọn máy ổ cứng SSD, thì có thể tích hợp hợp thêm HHD, nếu bạn có tiền. :P
Màn hình: Bạn nên chọn những dòng máy có màn hình lớn, ít nhất cũng phải 16 in đối với dòng laptop, và 24 in đối với máy tính để bàn. Tiếp theo, bạn cần chú ý đến chất lượng hình ảnh (độ phân giải màn hình). Hiện nay, đang ưu chuộng chất lượng hình ảnh 4K đấy, hoặc full HD cũng ổn, bạn nên cần nhắc tùy vào túi tiền nhé.
Card đồ họa: Đây là thiết bị quan trọng thứ hai, đứng sau Ram. Hiện tại để xử lý tốt thì bạn nên chọn dòng card Intell hoặc Nvidia với dung lượng khoảng 3GB trở lên. Thì lúc này mới xử lý hình ảnh chất lượng cao tốt và mượt mà được.
Ngoài ra, việc chơi game đồ họa cao thì cũng cần chú ý đến quảt tản nhiệt. Bời vì, khi bạn chơi game sẽ cần phát họa hình ảnh liên tục, làm nhanh nóng máy. Lúc này bạn cần phải có quạt tản nhiệt tốt để giúp máy tính hoạt động tốt hơn và không bị sập nguồn đột ngột.
3. Cấu hình máy tính dành cho dân lập trình
Dân lập trình thì thường sẽ chọn những máy tính có cấu hình ngược với dân thiết kế và chơi game đồ họa cao, bởi họ chỉ cần tốc độ xử lý mạnh chứ không cần hiển thị hình ảnh cao.
Để lựa chọn cho dân lập trình một chiếc máy tính phù hợp và đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu, thì các bạn cần chú ý đến những thông số sau.
Bộ vi xử lý: Chọn những dòng máy Intel Core i5 thế hệ thứ 8 hoặc i7 trở lên đối với phát triển trò chơi và VR.
RAM: dung lượng RAM tối thiểu nhất cũng phải 8 GB, đối với phát triển trò chơi và VR thì phải từ 16GB trở lên.
Ổ cứng: Bắt buộc phải chọn dòng máy có tích hợp ổ cứng SSD, nhằm tăng tốc độ khởi động và tải dữ liệu nhanh chóng.
Màn hình: Chỉ cần màn hình HD là đủ để đọc thông tin. Tuy nhiên, các nhà phát triển trò chơi sẽ phải cần thêm một card rời chuyên dụng, để giúp cho quá trình truy xuất hình ảnh được tố hơn.
Ngoài ra, những bàn phím có độ đàn hồi tốt và tích hợp đèn nền là lựa chọn tốt nhất cho các lập trình viên.
Lời kết: Có thể thấy, cấu hình máy tính, laptop là thông số kỹ thuật khá quan trọng. Bên cạnh đó các bộ phận cấu thành nên chiếc máy tính cũng không hề kém cạnh.
Hi vọng, qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ về máy tính, từ đó sẽ có kiến thức để dễ dàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý. Chúc các bạn vui vẻ!